Kiến thức CẦN NHỚ và bài tập về câu giả định – Subjunctive
Mục lục bài viết
Câu giả định là một trong những kiến thức ngữ pháp được đánh giá là khá khó trong Tiếng Anh bởi nó sẽ chia ra thành các cấu trúc khác nhau cho từng trường hợp. Vậy, hãy cùng IZONE tìm hiểu các kiến thức cần nhớ về cấu trúc ngữ pháp này trong bài viết dưới đây nhé.
Câu giả định là gì?
Câu giả định (hay còn gọi là câu cầu khiến), tiếng Anh gọi là Subjunctive. Đây là mẫu câu được sử dụng để diễn tả mong muốn của người nói để ai làm một việc gì đó.
Khác với câu mệnh lệnh mang tính chất ép buộc, câu giả định chỉ đưa ra mong muốn và mang tính chất cầu khiến.
Ví dụ:
The doctor suggested that Wendy cut unhealthy food from her diet. (Bác sĩ đề nghị Wendy bỏ thức ăn không khoẻ mạnh ra khỏi thực đơn của cô ấy)
Christina prefers a cup of coffee to a glass of milk. (Christina muốn uống một tách cà phê hơn là một ly sữa)
Các loại câu giả định – Cấu trúc và cách dùng
Câu giả định với động từ
Công thức:
S1 + V1 + that + S2 + V2 + O…
Các động từ giả định thường dùng:
suggest: đề xuất
advice: khuyên
demand: yêu cầu
prefer: thích
require: yêu cầu
insist: khăng khăng
propose: đề xuất
command: ra lệnh
recommend: đề cử
stipulate: quy định
order: ra lệnh
request: yêu cầu
urge: thúc giục
ask: xin, thỉnh cầu
decree: ra quy định
Ví dụ:
My manager ordered that I complete the report before tomorrow morning. (Quản lý của tôi yêu cầu tôi hoàn thành bản báo cáo trước sáng ngày mai)
I recommend you watch this movie, it’s really a masterpiece. (Tôi đề xuất bạn nên xem phim này, nó thật sự là một kiệt tác)
Chú ý:
V1 là động từ giả định, sẽ chia theo S1 và thì của cả câu.
V2 là động từ nguyên thể, không cần chia theo S2.
Câu giả định với tính từ
Công thức:
It + be + Adj + that + S + V…
Các tính từ giả định thường dùng:
essential: cần thiết
important: quan trọng
neccesary: cần thiết
urgent: cấp thiết
obligatory: bắt buộc
advisable: nên làm
crucial: cấp thiết, quan trọng
imperative: cấp bách
recommended: được đề xuất
required: được yêu cầu
proposed: được đề nghị
suggested: được giới thiệu
vital: mang tính sống còn
Ví dụ:
It is crucial that we finish the plan for this project today. (Chúng ta bắt buộc phải hoàn thành kế hoạch cho dự án này trong hôm nay)
It is recommended that everyone work out at least 10 minutes per day. (Mọi người được đề xuất nên tập thể dục ít nhất 10 phút mỗi ngày)
Chú ý:
V là động từ nguyên thể, không cần chia theo S.
Động từ to-be được chia theo thì trong câu.
Câu giả định với would rather that
a/ Câu giả định với would rather that ở hiện tại và tương lai
Công thức:
S1 + would rather (that) + S2 + V_ed/P1
Ví dụ:
Sam would rather that you got him a sandwich. (Sam mong rằng cậu sẽ mua cho anh ấy 1 cái bánh kẹp)
My mom would rather that I took the piano course. (Mẹ tôi mong tôi theo học khoá học piano)
Chú ý:
Động từ ở vế câu sau would rather chia dạng quá khứ
Nếu động từ đó là động từ to-be thì chia là “were” cho mọi chủ ngữ”
Từ “that” có thể dùng hoặc không.
b/ Câu giả định với would rather that ở quá khứ
Công thức:
S1 + would rather (that) + S2 + had + V_ed/P2
Ví dụ:
Timmy would rather that his girlfriend had accepted his proposal. (Timmy mong rằng bạn gái anh ấy đã chấp nhận lời cầu hôn của mình)
I would rather that you had carefully prepared before coming here. (Tôi mong rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tới đây)
Câu giả định với It’s time, It’s high time, It’s about time
Công thức:
It’s (high/about) time + S + V_ed/P1
Ví dụ:
It’s about time you came home, it’s really late now.
Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản cũng như là vận dụng được câu giả định vào giao tiếp hàng ngày cùng như là trong các kỳ thi.