Câu Mệnh Lệnh (Imperative Sentence): Tổng Hợp Đầy Đủ Cấu Trúc, Cách Sử Dụng

Câu mệnh lệnh (imperative sentence): Tổng hợp đầy đủ cấu trúc, cách sử dụng

Câu mệnh lệnh, hay còn gọi là Imperative sentence, đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý kiến, yêu cầu và hướng dẫn khi bạn sử dụng tiếng Anh. Vậy bạn đã nắm chắc những kiến thức liên quan đến loại câu này chưa?

Trong bài viết này, hãy cùng IZONE tìm hiểu sâu hơn về câu mệnh lệnh, cách chúng hoạt động và tại sao chúng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhé!

>> Xem thêm: Câu bị động (Passive voice) – Cách chuyển câu Đơn Giản, Dễ Hiểu 

Câu mệnh lệnh (Imperative) là gì?

Cau-menh-lenh-la-gi
Câu mệnh lệnh là gì?

Theo từ điển Cambridge, Câu mệnh lệnh, hay còn gọi là imperative sentence, là loại câu được sử dụng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo, cảnh báo hoặc thúc đẩy người nghe thực hiện một hành động cụ thể. 

Câu mệnh lệnh thường KHÔNG bao gồm chủ ngữ, và nó thường bắt đầu bằng một động từ ở dạng nguyên thể.

Ví dụ:

  • Please close the door!
    (Làm ơn hãy đóng cửa!)
  • Open the book page 28, please!
    (Hãy mở sách trang 28 ra!)
  • Go to bed!
    (Hãy đi ngủ đi!)

Những câu trên được coi là câu mệnh lệnh vì nó được sử dụng để yêu cầu, thúc đẩy người nghe thực hiện một hành động cụ thể.

Các loại câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Câu mệnh lệnh dạng khẳng định

  • Câu mệnh lệnh dạng khẳng định được dùng để yêu cầu, ra lệnh ai đó thực hiện một hành động cụ thể
  • Ví dụ:
    • Clean the floor!
      (Hãy lau sàn nhà đi!)
    • Ask the tutor about the assignment!
      (Hãy hỏi giáo viên về vấn đề bài tập!)

Câu mệnh lệnh dạng phủ định

  • Câu mệnh lệnh dạng phủ định được sử dụng để cấm hoặc khuyên bảo, cảnh báo người nghe không thực hiện một hành động cụ thể
  • Ví dụ:
    • Stop playing loud music immediately!
      (Dừng việc chơi nhạc to ngay lập tức!
    • Do not forget to do the homework, or you will be punished by your parents
      (Đừng quên làm bài tập, nếu không bạn sẽ bị bố mẹ phạt!)

Cấu trúc câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh thường được sử dụng với cấu trúc sau:

(Aux + not) + V + O

Ví dụ:

  • Be positive!
    (Hãy lạc quan lên nào!)
  • Do not stay up late. It is not good for your health!
    (Đừng thức khuya. Nó không tốt cho sức khỏe của bạn đâu!)

Lưu ý:

  • Ngoài cấu trúc trên thì câu mệnh lệnh còn có thể đi cùng một số cấu trúc câu khác như câu điều kiện
    Ví dụ: 
    • If you have time, please get our car fixed
      (Nếu bạn có thời gian, làm ơn hãy sửa xe giúp chúng tôi)
    • If you are not sure, please get more information
      (Nếu bạn không chắc chắn, xin hãy tìm hiểu thêm.)
  • Câu mệnh lệnh thường được bắt đầu bằng động từ mệnh lệnh – hình thức rút gọn của động từ mà khi được theo sau bởi tân ngữ sẽ tạo nên câu mệnh lệnh. Ví dụ:
    • Support this project!
      (Hãy hỗ trợ dự án này!)
    • Send the document to my office
      (Hãy gửi tài liệu đến văn phòng của tôi!)

>>Xem thêm:  Câu điều kiện loại 1: Cấu trúc, Cách dùng & Bài tập + đáp án   

Cách sử dụng của câu mệnh lệnh

cach-dung-cau-menh-lenh
Cách sử dụng câu mệnh lệnh

Cách sử dụng câu mệnh lệnh

  • Sử dụng để yêu cầu, ra lệnh ai đó thực hiện một hành động cụ thể
    Ví dụ:
    • Turn off the music immediately!
      (Tắt nhạc ngay lập tức!)
    • Close the window, please!
      (Làm ơn hãy đóng cửa sổ!)
  • Sử dụng để cấm hoặc khuyên bảo, cảnh báo người nghe không thực hiện một hành động cụ thể
    Ví dụ:
    • Do not walk on the grass!
      (Cấm đi dẫm trên cỏ!)
    • Do not skip class! You might not pass the final exam.
      (Đừng trốn tiết! Bạn có thể sẽ không qua bài kiểm tra cuối kì đâu.)

Cách khiến câu mệnh lệnh trở nên “mềm mại” hơn

Đôi khi, bạn có thể muốn “làm mềm” câu mệnh lệnh để làm cho lời yêu cầu hoặc ra lệnh trở nên lịch sự hơn hoặc thân thiện hơn. 

Dưới đây là bảng tổng hợp một số cách để làm mềm câu mệnh lệnh:

Cách làm

Ví dụ

Thêm từ “Please

    • Please come here!
      (Xin hãy đến đây)
    • Pass me the salt, please!
      (Làm ơn hãy đưa cho tôi hộp muối)

Sử dụng cấu trúc thể hiện ý muốn 

(I would like)

    • I would like you to come to the party!
      (Tôi muốn bạn đến dự bữa tiệc!)

Sử dụng câu hỏi đuôi

(Tag question)

    • Turn off the light, will you?
      (Bạn sẽ tắt đèn đi chứ?)

Chia sẻ lý do hoặc giải thích thêm

    • Please clear the desk so that the next class can use it!
      (Hãy làm sạch bàn để lớp sau có thể sử dụng!)
    • When you have time, please help me with this task!
      (Hãy giúp tôi với nhiệm vụ này khi bạn có thời gian!)

Bài tập câu mệnh lệnh

Bài tập 1: Viết câu mệnh lệnh yêu cầu hoặc ra lệnh cho các tình huống sau đây.

  1. Tắt đèn trước khi ra khỏi phòng.
    → _______________________________
  2. Hãy tìm hiểu thêm về đề tài này.
    → _______________________________
  3. Vui lòng đóng cửa sổ.
    → _______________________________
  4. Hãy gọi cho tôi khi bạn có thời gian.
    →_______________________________
  5. Xin hãy kết thúc bài làm trước 5 giờ chiều
    →_______________________________
  1. Turn off the light before going out!
  2. Please learn about this topic!
  3. Close the window, please!
  4. Call me when you have time!
  5. Please finish the exercise before 5 p.m

Bài tập 2: Khiến các câu mệnh lệnh sau trở nên lịch sự, thân thiện hơn.

  1. Turn off your computer!
    →________________________________
  2. Wait for me!
    →________________________________
  3. Work hard!
    →________________________________
  4. Make me a coffee!
    →________________________________
  5. Give me a call after work!
    →________________________________
  1. Please turn off your computer.
  2. Wait for me, will you?
  3. If you want the best results, work hard!
  4. I would like you to make me a coffee
  5. Give me a call after work, please

Trên đây, IZONE đã giới thiệu đến bạn những kiến thức liên quan đến câu mệnh lệnh, cách chúng hoạt động và tại sao chúng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. IZONE hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể trình độ tiếng anh của mình!

>>Xem thêm:
Tổng hợp kiến thức và bài tập A – Z: Câu điều kiện loại 2
Kiến thức cần nhớ về câu điều kiện loại 3 + Bài tập thực hành