Trợ động từ (Auxiliary verbs) là gì? Cách sử dụng và áp dụng

Trợ động từ (Auxiliary verbs) là gì? Cách sử dụng Trợ động từ và bài tập áp dụng

Trong quá trình học tiếng Anh, chắc hẳn đã không ít lần bạn đọc nghe đến thuật ngữ “Trợ Động từ”, vậy bạn có biết chính xác rằng đó là gì và cách chúng ta vận dụng nó vào việc sử dụng Tiếng Anh hay không? Trong bài viết này, hãy cùng IZONE tìm hiểu kỹ hơn về những câu hỏi này nhé!

Trợ động Từ Là Gì?

Trợ động từ (auxiliary verb) là các động từ được sử dụng cùng với động từ chính để diễn đạt thì, thể, ngữ khí, hoặc các yếu tố ngữ pháp khác. Trợ động từ không mang nghĩa đầy đủ mà chỉ hỗ trợ động từ chính trong câu. 

trợ động từ là gì? giải thích ngữ pháp về trợ động từ

Vây, trợ động từ khác động từ chính ở điểm nào?

Phân biệt trợ động từ và động từ chính trong ngữ pháp tiếng Anh

Cụ thể hơn, ta xét về các phương diện sau:

Vai trò ngữ pháp
  • Trợ động từ: Thường không đứng một mình mà luôn đi kèm với động từ chính.

Ex: “They have painted their house.” (have là trợ động từ hỗ trợ động từ chính painted).

  • Động từ chính: Có thể đứng một mình và truyền đạt đầy đủ ý nghĩa của câu.

Ex: “They painted their house.” (painted  là động từ chính và truyền đạt đầy đủ ý nghĩa).

Đặc điểm ngữ pháp
  • Trợ động từ: Có thể thay đổi hình thái để phù hợp với thì, thể, ngôi, và số của chủ ngữ.

Ex: Trợ động từ “Be” thay đổi nhiều hình thái thành am, is hoặc are như trong 2 câu “She is going.” và “They are going.”

  • Động từ chính: Cũng có thể thay đổi hình thái, nhưng thay đổi này thường phức tạp hơn và không chỉ dựa vào trợ động từ.

Ex: “She runs every day.” vs. “She ran yesterday.”

Sử dụng trong câu nghi vấn và phủ định
  • Trợ động từ: Rất quan trọng trong việc tạo câu nghi vấn câu phủ định.

Ex: “Do you like tiramisu?” (do là trợ động từ).

Ex: “She does not like tiramisu.” (does là trợ động từ).

  • Động từ chính: Thường không trực tiếp dùng để tạo câu nghi vấn hay phủ định mà cần có trợ động từ hỗ trợ.

Ex: “She runs every day.” -> Câu khẳng định, động từ chính có thể đứng riêng vs “Does she run every day?” -> Câu nghi vấn cần trợ động từ hỗ trợ.

Phân Loại Trợ Động Từ: Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Nhìn chung, ta phân loại trợ động từ như sau:

cac-tro-dong-tu

Trợ động từ chính (Primary Auxiliary Verbs)

Như đã biết, trợ động từ chính trong tiếng Anh gồm: Be, DoHave.

Trợ động từ Be có nhiều cách ứng dụng nhưng phổ biến nhất là sử dụng để hình thành các thì tiếp diễn và thể bị động.

1. Hình thành các thì tiếp diễn (Continuous Tenses)

Thì tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể. Để hình thành các thì tiếp diễn, chúng ta sử dụng động từ “be” kết hợp với động từ chính dạng V_ing.

  • Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous):

Cấu trúc: am/is/are + V_ing

Ví dụ:

I am studying. (Tôi đang học.)

She is reading a book. (Cô ấy đang đọc sách.)

They are playing soccer. (Họ đang chơi bóng đá.)

[Xem thêm bài viết]: Thì Hiện Tại Tiếp Diễn

  • Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous):

Cấu trúc: was/were + V_ing

Ví dụ:

I was scrolling Tik Tok when she called. (Tôi đang lướt Tiktok khi cô ấy gọi.)

He was talking about “The Father” last night. (Anh ấy đã nói về phim “The Father” tối qua.)

[Xem thêm bài viết] Thì Quá Khứ Tiếp Diễn

  • Tương lai tiếp diễn (Future Continuous):

Cấu trúc: will be + V-ing

Ví dụ:

I will be received his letter tomorrow. (Tôi sẽ nhận được thư của anh ấy vào ngày mai.)

Mom will be waiting for Taylor at home. (Mẹ sẽ chờ Taylor ở nhà.)

[Xem thêm bài viết]: Thì Tương Lai Tiếp Diễn

2. Hình thành thể bị động (Passive Voice)

Thể bị động được sử dụng để nhấn mạnh hành động hoặc trạng thái bị tác động bởi một chủ thể khác. Để hình thành thể bị động, chúng ta sử dụng động từ “be” kết hợp với động từ chính ở dạng quá khứ phân từ (V3).

  • Hiện tại đơn bị động (Present Simple Passive):

Cấu trúc: am/is/are + V3

Ví dụ:

The letter is written by Lana. (Lá thư được viết bởi Lana.)

The sharks are fed everyday. (Những con cá mập được cho ăn hàng ngày.)

  • Quá khứ đơn bị động (Past Simple Passive):

Cấu trúc: was/were + V3

Ví dụ:

The wall was decorated by Christina. (Chiếc tường được trang trí bởi Christina.)

The houses were built in 2005. (Những ngôi nhà được xây dựng năm 2005.)

  • Tương lai đơn bị động (Future Simple Passive):

Cấu trúc: will be + V3

Ví dụ:

The plan will be completed next month. (Kế hoạch sẽ được hoàn thành vào tháng tới.)

The party will be held. (Cuộc họp sẽ được tổ chức.)

  • Hiện tại hoàn thành bị động (Present Perfect Passive):

Cấu trúc: has/have been + V3

Ví dụ:

The test has been finished. (Bài kiểm tra đã được hoàn thành.)

All the cakes have been eaten. (Tất cả bánh kem đã bị ăn hết.)

[Xem thêm bài viết]: Câu bị động

Trợ động từ này có thể coi là một “huyền thoại” trong tiếng Anh do tính ứng dụng rất cao của nó.

1. Đặt câu nghi vấn

Do/Does/Did được sử dụng để đặt câu nghi vấn trong thì hiện tại đơn và quá khứ đơn.

  • Hiện tại đơn (Present Simple):

Do: sử dụng với các chủ ngữ số nhiều và ngôi thứ nhất số ít (I, we, you, they).

=> Do + S + V(inf) ?

Ví dụ:

Do you like coffee? (Bạn có thích cà phê không?)

Do they play football? (Họ có chơi bóng đá không?)

Does: sử dụng với các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít (he, she, it).

=> Does + S + V(inf) ?

Ví dụ:

Does she go to school? (Cô ấy có đi học không?)

Does it work well? (Nó có hoạt động tốt không?)

[Xem thêm]: Thì Hiện Tại Đơn

  • Quá khứ đơn (Past Simple):

Did: sử dụng với tất cả các chủ ngữ.

=> Did + S + V2 ?

Ví dụ:

Did you see the movie? (Bạn đã xem phim chưa?)

Did she come back? (Cô ấy đã về chưa?)

[Xem thêm bài viết]: Thì Quá Khứ Đơn

2. Đặt câu phủ định

Do/Does/Did kết hợp với “not” để tạo câu phủ định trong thì hiện tại đơn và quá khứ đơn.

  • Hiện tại đơn (Present Simple):

Do not (don’t): sử dụng với các chủ ngữ số nhiều và ngôi thứ nhất số ít (I, we, you, they).

=> S + do not + V(inf) +…

Ví dụ:

I don’t like flower. (Tôi không thích hoa.)

They do not play badminton. (Họ không chơi cầu lông.)

Does not (doesn’t): sử dụng với các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít (he, she, it).

=> S + does not + V(inf) +…

Ví dụ:

She does not go to the station. (Cô ấy không đến nhà ga.)

It does not  work well. (Nó không hoạt động tốt.)

  • Quá khứ đơn (Past Simple):

Did not (didn’t): sử dụng với tất cả các chủ ngữ.

=> S + did not + V(inf) +…

Ví dụ:

I didn’t see that Youtube video. (Tôi đã không xem video Youtube đó.)

He did not feel good. (Anh ấy đã không cảm thấy ổn)

3. Nhấn mạnh

Do/Does/Did có thể được sử dụng để nhấn mạnh hành động hoặc trạng thái trong câu khẳng định.

  • Hiện tại đơn (Present Simple):

Do: sử dụng với các chủ ngữ số nhiều và ngôi thứ nhất số ít (I, we, you, they).

=> S + do + V(inf) +…

Ví dụ:

I do like “Mean girls” . (Tôi thật sự thích bộ phim “Mean girls”)

I do need a hug. (Tôi thật sự cần một cái ôm.)

Does: sử dụng với các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít (he, she, it).

=> S + does + V(inf) +…

Ví dụ:

She does play football. (Cô ấy thật sự chơi bóng đá.)

It does work well . (Nó thật sự hoạt động tốt.)

  • Quá khứ đơn (Past Simple):

Did: sử dụng với tất cả các chủ ngữ.

=> S + did + V(inf) +…

Ví dụ:

I did see the film. (Tôi thật sự đã xem phim.)

He did love her.  (Anh ấy thật sự đã yêu cô ta.)

Động từ “have” (cùng với các dạng chia “has” và “had”) được sử dụng để tạo các thì hoàn thành trong tiếng Anh. Các thì hoàn thành giúp diễn tả các hành động hoặc trạng thái liên quan đến một thời điểm cụ thể trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Dưới đây là cách sử dụng “have/has/had” trong các thì hoàn thành.

1. Hiện tại hoàn thành (Present Perfect)

Hiện tại hoàn thành được sử dụng để diễn tả một hành động bắt đầu trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại, hoặc một hành động vừa mới hoàn thành. Cấu trúc của thì hiện tại hoàn thành là have/has + V3 (quá khứ phân từ).

Have: sử dụng với các chủ ngữ số nhiều và ngôi thứ nhất số ít (I, we, you, they).

=> S + have + V3 +…

Ví dụ:

I have finished that course. (Tôi đã học xong khoá đó.)

They have traveled to Japan. (Họ đã đi du lịch đến Nhật Bản.)

Has: sử dụng với các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít (he, she, it).

=> S + has + V3 +…

Ví dụ:

She has visited Paris for 3 months. (Cô ấy đã đến thăm Paris được 3 tháng.)

He has eaten dinner. (Anh ấy đã ăn tối.)

[Xem thêm bài viết]: Thì Hiện Tại Hoàn Thành

2. Quá khứ hoàn thành (Past Perfect)

Quá khứ hoàn thành được sử dụng để diễn tả một hành động đã hoàn thành trước một hành động khác trong quá khứ. Cấu trúc của thì quá khứ hoàn thành là had + V3 (quá khứ phân từ).

Had: sử dụng với tất cả các chủ ngữ.

=> S + had + V3 +…

Ví dụ:

I had finished my homework before he arrived. (Tôi đã làm xong bài tập trước khi anh ấy đến.)

They had traveled to Japan before the pandemic started. (Họ đã đi du lịch đến Nhật Bản trước khi đại dịch bắt đầu.)

[Xem thêm]: Thì Quá Khứ Hoàn Thành

3. Tương lai hoàn thành (Future Perfect)

Tương lai hoàn thành được sử dụng để diễn tả một hành động sẽ hoàn thành trước một thời điểm hoặc một hành động khác trong tương lai. Cấu trúc của thì tương lai hoàn thành là will have + V3 (quá khứ phân từ).

Will have: sử dụng với tất cả các chủ ngữ.

=> S + will have + V3 +…

Ví dụ:

I will have finished my homework by 8 PM. (Tôi sẽ làm xong bài tập trước 8 giờ tối.)

They will have traveled to Japan by the end of the year. (Họ sẽ đi du lịch đến Nhật Bản trước cuối năm.)

[Xem thêm bài viết]: Thì Tương Lai Hoàn Thành

Trợ động từ khuyết thiếu (Modal Auxiliary Verbs)

Trong Tiếng Anh có một nhóm trợ động từ đặc biệt, với cái tên Modal Auxiliary Verbs – hay các trợ động từ khuyết thiếu. Nhóm này bao gồm các trợ động từ can/could, may/might, must, shall/should/ought to, will/would. Dưới đây sẽ là một số thông tin về các trợ động từ đặc biệt này.

1. Định nghĩa

Trong tiếng Anh, trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs) là một nhóm động từ đặc biệt được sử dụng để diễn tả khả năng, sự cho phép, nghĩa vụ, ý định, dự đoán và các trạng thái khác liên quan đến động từ chính. Các trợ động từ khuyết thiếu không thay đổi hình thức theo thì và thường đi kèm với một động từ nguyên mẫu (bare infinitive).

2. Một số trợ động từ khuyết thiếu và ứng dụng

Trợ động từ khuyết thiếu Chức năng Ví dụ
Can
Diễn tả khả năng (Ability) She can speak Japanese and Chinese. (Cô ấy có thể nói tiếng Nhật và tiếng Trung)
Diễn tả sự cho phép (Permission)
Can I go to the bathroom? (Tôi có thể đi vệ sinh không?)
Diễn tả khả năng xảy ra (Possibility)
It can get very hot in Africa. (Có thể trở nên rất nóng ở Châu Phi .)
Diễn tả lời đề nghị hoặc yêu cầu thường nhật (Offer or Request)
Can you help me with this? (Bạn có thể giúp tôi với cái này không?)
Diễn tả sự phê bình hoặc than phiền (Criticism or Complaint)
You can be really stupid sometimes. (Đôi khi bạn có thể thực sự rất ngốc đấy.)
Could
Diễn tả khả năng trong quá khứ (Past Ability)
When I was younger, I could make a decision very fast. (Khi tôi còn trẻ, tôi có thể đưa ra quyết định rất nhanh.)
Diễn tả khả năng hoặc sự cho phép trong quá khứ (Past Permission) When I was a child, I could stay up late until 3 AM. (Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi có thể thức khuya đến 3 giờ sáng.)
Diễn tả khả năng xảy ra (Possibility)
It could be sunny later. (Có thể trời sẽ nắng sau đó.)
Diễn tả lời đề nghị hoặc yêu cầu lịch sự (Polite Requests or Offers)
Could you please pass the sugar? (Bạn có thể vui lòng đưa giùm tôi đường được không?)
Diễn tả lời khuyên hoặc gợi ý (Suggestions)
You could try restarting your iPad. (Bạn có thể thử khởi động lại máy iPad.)
Diễn tả điều kiện giả định (Hypothetical Situations)
If I had more time, I could be with you more. (Nếu tôi còn nhiều thời gian hơn, tôi có thể ở bên em nhiều hơn.)
May
Diễn tả khả năng có thể xảy ra (Possibility)
It may be cancelled now. (Có thể hôm nay nó sẽ bị hoãn.)
Diễn tả sự cho phép (Permission)
May I go out? (Tôi có thể ra ngoài không?)
Diễn tả lời đề nghị hoặc yêu cầu lịch sự (Polite Requests)
May I open the window? (Tôi có thể mở cửa sổ được không?)
Diễn tả lời chúc (Wishes)
May you have a happy birthday! (Chúc bạn sinh nhật vui vẻ!)
Diễn tả điều kiện giả định (Hypothetical Situations):
If Mârk studies hard, he may pass the exam. (Nếu Mark học chăm chỉ, anh ấy có thể đỗ kỳ thi.)
Might
Diễn tả sự gợi ý hoặc lời khuyên nhẹ nhàng (Gentle Suggestions or Advice)
You might want to check the weather before you leave. (Bạn có thể muốn kiểm tra thời tiết trước khi rời đi.)
Diễn tả sự cho phép trong quá khứ (Past Permission)
When I was a child, I might stay up late on weekends. (Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi có thể thức khuya vào cuối tuần.)
Diễn tả điều kiện giả định (Hypothetical Situations)
If you left earlier, you might catch the bus. (Nếu bạn rời đi sớm hơn, bạn có thể bắt kịp chuyến bus.)
Diễn tả lời đề nghị hoặc yêu cầu lịch sự (Polite Requests)
Might I borrow your lipstick? (Tôi có thể mượn thỏi son của cô được không?)
Diễn tả khả năng có thể xảy ra (Possibility)
It might rain tomorrow. (Có thể ngày mai trời sẽ mưa.)
Must
Diễn tả sự bắt buộc (Obligation)
Ben, you must wear a seatbelt while driving a car. (Ben, bạn phải đeo dây an toàn khi lái xe.)
Diễn tả sự suy luận logic (Logical Deduction)
She must be sick because she coughs continuously.
. (Cô ấy chắc hẳn đang ở nhà vì xe của cô ấy đậu ở ngoài.)
Diễn tả sự khuyên bảo mạnh mẽ (Strong Advice)
You must try this new snack; it’s out of the world! (Bạn phải thử món ăn vặt mới này; nó rất ngon tuyệt!)
Diễn tả quy định hoặc luật lệ (Regulations or Rules)
All family members must wash their hands before having lunch.
Shall
Diễn tả tương lai (Future Action) và thường đi kèm với chủ ngữ “I” hoặc “we”.
We shall overcome this challenge. (Chúng ta sẽ vượt qua thử thách này.)
Diễn tả lời hứa hoặc cam kết (Promises or Commitments)
I shall make sure everything is ready. (Tôi sẽ đảm bảo mọi thứ sẵn sàng.)
Diễn tả quy định hoặc mệnh lệnh (Regulations or Commands)
Employees shall comply with the company’s policies. (Nhân viên phải tuân thủ các chính sách của công ty.)
Diễn tả sự đề nghị hoặc đề xuất (Suggestions or Proposals)
Shall we start the meeting now? (Chúng ta bắt đầu cuộc họp bây giờ chứ?)
Diễn tả ý chí hoặc quyết tâm (Determination)
We shall never surrender. (Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng.)
Should
Diễn tả lời khuyên hoặc gợi ý (Advice or Suggestions)
You should eat more vegetables. (Bạn nên ăn nhiều rau hơn.)
Diễn tả nghĩa vụ hoặc trách nhiệm (Obligation or Duty)
Teachers should arrive on time. (Nhân viên nên đến đúng giờ.)
Diễn tả dự đoán (Prediction)
The results should be ready by now. (Kết quả chắc hẳn đã sẵn sàng vào lúc này.)
Diễn tả điều kiện giả định (Conditional)
If you should see her, please tell her to call me. (Nếu bạn tình cờ gặp cô ấy, hãy nói cô ấy gọi cho tôi.)
Ought to
Diễn tả lời khuyên hoặc gợi ý (Advice or Suggestions)
You ought to see a doctor. (Bạn nên đi khám bác sĩ.)
Diễn tả kỳ vọng hoặc dự đoán (Expectation or Prediction)
The weather ought to improve by tomorrow. (Thời tiết có lẽ sẽ cải thiện vào ngày mai.)
Diễn tả tình huống đạo đức (Moral Obligation)
People ought to help those in need. (Mọi người nên giúp đỡ những người gặp khó khăn.)
Will
Diễn tả hành động tương lai (Future Action)
She will start her new job next week. (Cô ấy sẽ bắt đầu công việc mới vào tuần tới.)
Diễn tả lời hứa (Promises)
I will always love you. (Anh sẽ luôn yêu em.)
Diễn tả dự đoán (Predictions)
It will be sunny tomorrow. (Ngày mai trời sẽ nắng.)
Diễn tả lời đề nghị hoặc yêu cầu (Offers or Requests)
Will you help me with this project? (Bạn sẽ giúp tôi với dự án này chứ?)
Diễn tả thói quen hoặc hành động thường xảy ra (Habits or Repeated Actions)
She will often go for a walk in the evening. (Cô ấy thường đi dạo vào buổi tối.)
Would
Diễn tả tình huống giả định (Hypothetical Situations)
If I were rich, I would travel the world. (Nếu tôi giàu, tôi sẽ đi du lịch khắp thế giới.)
Diễn tả ý định trong quá khứ (Past Intentions):
She said she would call me later. (Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ gọi cho tôi sau.)
Diễn tả lời đề nghị hoặc yêu cầu lịch sự (Polite Requests or Offers)
Would you please pass the salt? (Bạn có thể vui lòng đưa giùm tôi muối không?)
Diễn tả thói quen trong quá khứ (Past Habits)
When we were kids, we would play outside all day. (Khi chúng tôi còn nhỏ, chúng tôi thường chơi bên ngoài cả ngày.)
Diễn tả điều kiện ẩn ý hoặc không chắc chắn (Implied Conditions or Uncertainty)
He would go if he had the time. (Anh ấy sẽ đi nếu anh ấy có thời gian.)

Các Lỗi Sai Thường Gặp Khi Sử Dụng Trợ Động Từ Và Cách Khắc Phục

cac-loi-sai-tro-dong-tu-thuong-gap

Trong giao tiếp hằng ngày hay trong các bài kiểm tra, việc nhầm lẫn và đưa ra lựa chọn sai khi sử dụng các trợ động từ là hoàn toàn có thể xảy ra. Để tránh các sai sót như vậy xảy ra, hãy cùng IZONE điểm lại một số lỗi phổ biến khi sử dụng trợ động từ và cách để khắc phục chúng nhé!

Chủ ngữ – động từ không hòa hợp là một trong những lỗi ngữ pháp phổ biến nhất trong tiếng Anh. Việc chia động từ không đúng với chủ ngữ có thể làm câu văn trở nên khó hiểu hoặc sai nghĩa. Khi chủ ngữ là số ít, động từ cũng phải ở dạng số ít; ngược lại, khi chủ ngữ là số nhiều, động từ phải ở dạng số nhiều.

Ví dụ: 

  • He do not like reading comic books.

=> Với chủ ngữ ngôi thứ ba số ít, ta sử dụng trợ động từ does nên đúng ra phải là “He does not like reading comic books.”

  • They has moved to Spain since November 9.

=> Với chủ ngữ ngôi thứ nhất số nhiều, ta phải sử dụng trợ động từ have trong trường hợp này, đúng ra phải là “They has moved to Spain since November 9.”

 Để không bị mắc phải lỗi sai này, bạn đọc nên:

  • Xác định chủ ngữ trong câu: Chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động hoặc là trung tâm của hành động trong câu.
  • Xác định dạng số của chủ ngữ (số ít hay số nhiều) 

>>> Đặc biệt, bạn có thể cập nhật kiến thức cho chủ đề này ngay tại  Sự Hoà Hợp Chủ Ngữ – Động Từ 

Trợ động từ khuyết thiếu thường gây khó khăn cho người học tiếng Anh vì mỗi từ có cách sử dụng và ngữ cảnh riêng. Sử dụng sai trợ động từ khuyết thiếu có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu.

 Ví dụ: 

  • You can wear a helmet when riding a motorbike.

=> Trong ngữ cảnh này, khi đi xe máy, việc đội mũ bảo hiểm là điều BẮT BUỘC và được quy định trong luật pháp do đó ta phải sử dụng một trợ động từ mang nghĩa chỉ sự bắt buộc – MUST

Câu đúng phải là: “You must wear a helmet when riding a motorbike.”

  • Mom should to go to the doctor.

=> Sau các trợ động từ khuyết thiếu là các động từ nguyên thể, câu đúng phải là: “Mom should go to the doctor.”

Để tránh những lỗi sai này, IZONE sẽ cung cấp cho bạn vài mẹo nhỏ:

  • Hiểu ý nghĩa và chức năng của từng trợ động từ khuyết thiếu:
  • “Can” và “could” dùng để diễn tả khả năng.
  • “May” và “might” dùng để diễn tả sự cho phép hoặc khả năng.
  • “Shall” và “should” dùng để diễn tả sự bắt buộc hoặc lời khuyên.
  • “Will” và “would” dùng để diễn tả dự đoán hoặc ý định.
  • “Must” dùng để diễn tả sự bắt buộc hoặc sự chắc chắn.
  • “Ought to” dùng để diễn tả lời khuyên hoặc nghĩa vụ.
  • Nhớ rằng trợ động từ khuyết thiếu luôn đi với động từ nguyên mẫu (infinitive): Động từ sau trợ động từ khuyết thiếu không có “to” (ngoại trừ “ought to”).

Việc sử dụng quá nhiều hoặc thiếu trợ động từ thường do người học không hiểu rõ cấu trúc ngữ pháp hoặc bị ảnh hưởng bởi ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Việc này có thể dẫn đến câu văn trở nên không tự nhiên hoặc sai ngữ pháp.

Ví dụ:

  • He might can come tomorrow.

=> Sử dụng cả 2 động từ khuyết thiếu, gây thừa => Sửa: “He might come tomorrow.”

  •  He can doesn’t swim.

=>  Sai cấu trúc ngữ pháp, phải sửa thành: “He cannot swim.”

Cách khắc phục:

  • Bỏ thói quen dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh mỗi khi giao tiếp, tạo phản xạ bằng tiếng Anh
  • Năm rõ các cấu trúc ngữ pháp

Thực Hành Củng Cố Kiến Thức Về Trợ Động Từ

Sau đây, hãy cùng IZONE ôn lại những kiến thức đã học qua bài tập nhỏ này nhé!

1. ______ you please turn off the light?

2. Ha ought ______ to the supermarket.

3. I thought she ______ come to the park yesterday.

4. Bob ______ not love playing sports.

5. If I were you, I ______ not fall in love with her.

6. ______ you already done your homework?

7. She does_____like an angel.

8. You____ drink more mineral water.

9. _____ we meet tonight?

10. _____you have a merry Christmas!

Điểm số của bạn là % - đúng / câu

Trên đây là toàn bộ kiến thức và các bài tập củng cố về Trợ động từ. IZONE hy vọng bạn có thể nắm vững những điểm đáng chú ý nhất  về ngữ pháp này thông qua bài viết và chăm chỉ luyện tập các bài tập bổ sung. Chúc bạn học tập thật tốt!